Phân biệt giữa LCL và FCL

Phân biệt giữa LCL và FCL

“Hàng FCL, LCL là gì?” Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, thuật ngữ FLC, LCL còn khá xa lạ với họ. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin khái quát nhất về FCL, LCL và sự khác nhau của chúng.

Phân biệt giữa LCL và FCL
Phân biệt giữa LCL và FCL

LCL là gì?

LCL là viết tắt của từ “Less than Container Load”, nghĩa là hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển mà không đủ để lấp đầy một container.

LCL là một dịch vụ phù hợp cho những khách hàng có số lượng hàng hóa nhỏ, không cần gấp và muốn tiết kiệm chi phí. Khi sử dụng dịch vụ LCL, hàng hóa của khách hàng sẽ được gộp chung với hàng hóa của những khách hàng khác trong cùng một container, và được phân loại theo mã số, kích thước và trọng lượng.

Phân biệt giữa LCL và FCL
Phân biệt giữa LCL và FCL

LCL có những ưu điểm như:

– Giảm chi phí vận chuyển

– Linh hoạt trong thời gian và địa điểm giao nhận

– Dễ dàng theo dõi và kiểm soát hàng hóa.

Tuy nhiên, LCL cũng có những nhược điểm như:

– Thời gian vận chuyển lâu hơn

– Có nguy cơ mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa do quá trình xếp dỡ nhiều lần

– Phải tuân thủ các quy định về an toàn và bảo quản của các nước.

 

FCL là gì?

Phân biệt giữa LCL và FCL
Phân biệt giữa LCL và FCL

FCL là viết tắt của Full Container Load, nghĩa là hàng hóa được vận chuyển bằng một container đầy đủ. Đây là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến nhất, bởi nó có nhiều ưu điểm như:

– Tiết kiệm chi phí,

– Giảm thiểu rủi ro hư hỏng hàng hóa,

– Đơn giản hóa quy trình giao nhận và hải quan.

FCL thường được sử dụng cho các loại hàng hóa có khối lượng lớn, giá trị cao hoặc yêu cầu bảo quản kỹ lưỡng. Tùy thuộc vào kích thước và loại container, FCL có thể chứa từ 20 đến 45 feet hàng hóa.

Sự khác biệt giữa hình thức giao hàng FCL và hàng LCL

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 hình thức vận chuyển này, chúng ta hãy phân tích nghiệp vụ làm hàng của từng hình thức.

Phân tích nghiệp vụ làm hàng LCL

Đối với người gởi hàng LCL

  • Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station) của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng
  • Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn
  • Xác nhận draft bill và nhận vận đơn.

Đối với người gom hàng LCL

  • Đây là người chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng suốt quá trình chuyên chở;
  • Cấp vận đơn cho khách hàng và khai manifest lên hệ thống;
  • Thực hiện thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giải phóng hàng cho khách hàng.

Đối với người vận chuyển hàng LCL

Trong vận chuyển hàng lẻ mặc dù người người gom hàng (consolidator) là người thực hiện việc tập hợp hàng hóa nhỏ lẻ và vận chuyển đến kho riêng để đóng thành một container hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, người chở hàng thực tế vẫn là các hãng tàu vì người gom hàng vẫn phải thu lại container của hãng tàu và hợp đồng vận chuyển với hãng tàu. Vì bản chất người gom hàng không có tàu để vận chuyển hàng hóa.

Đối với người nhận hàng LCL

Trách nhiệm của người nhận hàng LCL tương tự như làm hàng FCL nhưng có một chút khác biệt như sau.

Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của người gom hàng, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh.

Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng. Tuy nhiên khác với hàng FCL, người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cước container, vì bản chất người nhận hàng không mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.

Phân tích nghiệp vụ làm hàng FCL

Đối với người gửi hàng FCL

  •  Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng
  • Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn
  •  Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
  • Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng
  • Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng
  •  Niêm chì (seal) cho container
  • Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng
  • Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có.

Đối với người chở hàng FCL

  • Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gửi hàng. Trước khi gửi bill thì phải gửi bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin trên bill
  • Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo
  • Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích
  • Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).

Đối với người nhận hàng FCL

  • Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.
  • Vận chuyển container về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột
  • Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cược container
Phân biệt giữa LCL và FCL
Phân biệt giữa LCL và FCL

Việc vận chuyển FCL và LCL là hai hình thức vận tải biển phổ biến nhất hiện nay. Chúng được ra đời nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng vì thực tế rằng gửi bằng đường hàng không rất tốn kém chi phí. Ngoài ra, trong trường hợp lô hàng của bạn trọng lượng nhỏ, nếu không ghép hàng với các lô hàng khác thì việc sử dụng nguyên một container để vận chuyển sẽ mất rất nhiều chi phí, gây ra sự lãng phí không cần thiết.

 Ngoài ra Auspost còn nhận gửi đa dạng các loại hàng hóa

  • Gửi các loại chứng từ (Bill, Invoice, C/O,…), hồ sơ cá nhân, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện,…
  • Gửi hàng quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang đi Ấn Độ
  • Gửi hàng mẫu, mẫu thử đi Ấn Độ
  • Các loại hàng kinh doanh số lượng lớn
  • Gửi qùa tặng, quà biếu, quà sinh nhật, bưu thiếp đi Ấn Độ.
  • Các loại hàng hóa, hành lý cá nhân, đồ dùng sinh hoạt.
  • Hàng mẫu gửi đi cho các công ty đối tác: vải, quần áo, da,…
  • Gửi hàng mỹ phẩm, serum, kem dưỡng, gel lột mụn đi Ấn Độ
  • Gửi dụng cụ làm nails: kềm bấm, lông mi giả, tóc giả, móng giả, nức sơn, dầu gội, dầu xả đi Ấn Độ
  • Gửi hàng thực phẩm khô, nông sản khô: các loại trái cây sấy, mì gói, cháo gói, gia vị, bánh tráng, cơm cháy, bánh kẹo, mứt,…Các loại hải sản khô: cá, tôm, mực, ruốc,…

Quý khách hàng liên hệ qua hotline của Australia Post để gặp nhân viên hỗ trợ tư vấn tận tình nhất.

Xem thêm:

Vận chuyển hàng hóa đi Hungary siêu dễ dàng

Dịch vụ gửi quần áo đi Châu Âu nhanh, giá rẻ